Tin tức

Ngành chăn nuôi heo - 25 năm nhìn lại: Từ thủ công đến chuỗi liên kết khép kín

Theo số liệu của Cục Thống kê, trong nhiều năm liền chăn nuôi heo Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt, nằm trong nhóm 10 nước có ngành chăn nuôi heo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho là ngành này đang đối mặt với tình cảnh “lớn mà không mạnh”.

Nuôi heo thủ công, càng nuôi càng nghèo

Mặc dù chăn nuôi heo Việt Nam nằm top 10 thế giới về số lượng con xuất chuồng và sản lượng thịt, nhưng Việt Nam vẫn không có mặt trong top 20 quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới. Nguyên nhân là do chăn nuôi nhỏ lẻ với vài ba chục heo thịt ở Việt Nam kéo dài trong một thời gian dài và hiện tại vẫn còn tồn tại và chiếm một tỷ lệ khá cao so với các nước xuất khẩu thịt heo.

Chính vì nuôi nhỏ lẻ nên hầu hết các điểm chăn nuôi heo tổ chức sản xuất thủ công, sử dụng nhiều giống heo chất lượng thấp, chất lượng thức ăn kém,... Điều này khiến khả năng sinh sản, sinh trưởng của gia súc chỉ bằng 85% - 90% thế giới, hiệu quả kinh tế không cao.

Theo tính toán của người chăn nuôi nông hộ nhỏ, để có 1 con heo thịt nặng 100kg xuất chuồng phải bỏ ra từ 3,8 - 4 triệu đồng chi phí đầu vào. Mức chi phí này quá cao so với các nước khác, làm mất sức cạnh tranh của thịt heo ngay trên thị trường trong nước.

Ngoài ra, hiện hầu hết người chăn nuôi trong nước đang còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất lẫn tiêu thụ, muốn đưa thịt ra thị trường, họ phải tự “bắt mối” và trải qua nhiều khâu trung gian. Điều này khiến giá bán thịt trên thị trường thì cao mà thực tế giá mà người nông dân bán ra rất thấp.

Những yếu tố trên dẫn đến lợi nhuận từ việc chăn nuôi heo không đủ để bù lại công sức người nông dân bỏ ra. Không những thế, đầu ra còn phụ thuộc nhiều từ thị trường nên khi bị “dội hàng” vì 1 tác nhân nào đó, đời sống người nông dân lập tức rơi vào tình cảnh bấp bênh.

Các chuyên gia đều cho rằng, cần tổ chức lại ngành chăn nuôi theo hướng phát huy chuỗi liên kết khép kín, đảm bảo chất lượng thịt từ trang trại đến bàn ăn. Cụ thể là cần chuyển dịch nhanh chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất... Có như vậy mới có thể hạ giá thành, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

 

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng của sản phẩm thì nâng cao chất lượng con giống, cần liên kết với các doanh nghiệp để tạo chuỗi liên kết trong chăn nuôi. Doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp con giống chất lượng, thức ăn, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời đảm bảo đầu ra ổn định cho thịt heo.

Xu hướng hiện nay là thực hành chăn nuôi theo chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để đảm bảo chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro; đồng thời còn giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi.

Việc sản xuất chuyên nghiệp, liên kết chuỗi sẽ tránh được trường hợp người nông dân lao đao vì heo rớt giá, người tiêu dùng thì hoài nghi chính sản phẩm của người Việt làm ra vì không có rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo Dân Việt


Bài cùng chuyên mục

16 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã nối lưới điện quốc gia
16 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã nối lưới điện quốc gia
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác nhận đến ngày 26.5, có 16 nhà máy điện gió, điện mặt trời đã nối lưới điện quốc gia. Các nhà máy này đã và đang được tiến hành thử nghiệm để sớm đưa vào vận hành phát điện.
Xem thêm
Thương hiệu 'heo ăn chay' vào top 5 doanh nghiệp chăn nuôi lớn nhất nước
Thương hiệu 'heo ăn chay' vào top 5 doanh nghiệp chăn nuôi lớn nhất nước
Năm vừa qua là giai đoạn cực kỳ khó khăn với ngành chăn nuôi nhưng BaF - thương hiệu heo ăn chay đầu tiên của Việt Nam - lại ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô, vươn lên vị trí top 5 doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn nhất cả nước.
Xem thêm
Giá heo hơi hôm nay 11.5.2023: Sau gần một năm, giá bán đã vượt giá thành chăn nuôi
Giá heo hơi hôm nay 11.5.2023: Sau gần một năm, giá bán đã vượt giá thành chăn nuôi
Lần đầu tiên sau gần một năm, giá heo hơi tăng vượt 55.000 đồng/kg. Đây là cột mốc quan trọng đối với nhiều người chăn nuôi vì đánh dấu giá bán heo vượt qua giá thành chăn nuôi. Xu hướng tăng tiếp tục diễn ra trên nhiều địa phương khắp cả nước.
Xem thêm
Tạo thuận lợi cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh mới
Tạo thuận lợi cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh mới
Bộ NN&PTNT đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Xem thêm
Toàn cảnh Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững
Toàn cảnh Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững
Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững lần thứ 4 tổ chức thành công 9 phiên họp chính thức, 11 phiên họp bên lề và 31 cuộc họp song phương.
Xem thêm
Ông Nguyễn Như So: Dabaco sản xuất thức ăn chăn nuôi không bao giờ lỗ, dự báo giá heo sẽ đi lên
Ông Nguyễn Như So: Dabaco sản xuất thức ăn chăn nuôi không bao giờ lỗ, dự báo giá heo sẽ đi lên
Người đứng đầu Tập đoàn Dabaco nhận định giá heo hơi sẽ phải lên. Hiện giá đang quanh vùng 54.000 - 55.000 đồng/kg, Chủ tịch HĐQT khẳng định tổng đàn giảm thì không có lý gì giá heo không lên.
Xem thêm
AGRI-VINA VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG TOP 5 - THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
AGRI-VINA VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG TOP 5 - THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Ngày 24/12/2022 tại Nhà Hát Quân Đội TP.HCM, Công ty CP Tập đoàn AGRI-VINA vinh dự nhận giải thưởng TOP 5 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2022 (TOP BRANDS 2022).
Xem thêm
DOANH NHÂN TRÍ THỨC TIÊU BIỂU VIỆT NAM NĂM 2022
DOANH NHÂN TRÍ THỨC TIÊU BIỂU VIỆT NAM NĂM 2022
Với phương châm phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn và bền vững với môi trường và xã hội. Công ty cổ phần Tập đoàn Agri -Vina đã và đang nỗ lực bằng cái tâm, cái tầm của những người dám nghĩ dám làm, đi tiên phong để đưa Tập đoàn trở thành một trong các đơn vị danh tiếng, hàng đầu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Xem thêm