Người dân trong nước có yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ buộc doanh nghiệp chăn nuôi cải tiến công nghệ trong sản xuất.
Hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín Moody nhận định, giá thịt lợn cao sẽ khiến triển vọng phục hồi kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương thêm khó lường.
Chăn nuôi lợn chiếm khoảng 60% giá trị ngành chăn nuôi Việt Nam. “Bão giá lợn” năm 2017 vừa qua là cuộc thanh lọc khốc liệt của thị trường. Nhận thức đúng hiện trạng, những thách thức và triển vọng là điều cần thiết để “vẽ” nên bức tranh với những gam màu sáng cho ngành chăn nuôi lợn trong thời gian tới.
Thời gian qua, con lợn của Việt Nam chịu nhiều biến động, theo các chuyên gia đều có nguyên nhân nội tại của nó, vậy ngành chăn nuôi quan trọng này đang bị khuyết ở đâu, nên định hướng ra sao để duy trì mạch phát triển bền vững trong tương lai?
Theo số liệu của Cục Thống kê, trong nhiều năm liền chăn nuôi heo Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt, nằm trong nhóm 10 nước có ngành chăn nuôi heo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho là ngành này đang đối mặt với tình cảnh “lớn mà không mạnh”.
Giá lợn hơi trên 50.000 đồng/kg kéo dài tiềm ẩn nhiều hệ lụy với ngành chăn nuôi. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định việc giá lợn hơi cao bất hợp lý trên 50.000 đồng/kg tiếp tục kéo dài sẽ tạo ra những hệ lụy không thể lường trước, đặc biệt nguy cơ việc xâm nhập của thịt lợn nhập khẩu kéo theo nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát tại 20 quốc gia.